Văn Phòng Phẩm VINACOM

Cồn Khô: Cách Làm và Cách Sử Dụng

Cồn Khô là gì?

Cồn khô là một dạng nhiên liệu dùng để đốt – đun nấu thực phẩm, dùng rất tiện lợi và an toàn so với bếp gas mini và bếp từ phục vụ thực khách tại các nhà hàng quán ăn đám tiệc picnic. Cồn khô được sản xuất từ Ethanol và các phụ gia khác trong danh mục cho phép của nhà nước. Nếu làm đúng như công thức thì cồn khô thực sự là một chất đốt đáng để lựa chọn sử dụng.

Ưu điểm của cồn khô mà bạn có thể quan tâm khi lựa chọn

 

Ethanol là gì?

Ethanol là một dạng cồn tinh luyên chưng cất ngũ cốc như ngô mít đường hoặc các chế phẩm nông nghiệp. Ethanol được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm, y tế, tiêu dùng. Tại Việt Nam Ethanol thường được được biết nhiều như 1 thành phần để pha vào xăng, tạo thành xăng sinh học E5.

Cách làm cồn khô tại nhà

3 Cách điều chế cồn khô (Cồn thạch):

1. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng Calci acetat bão hoà

Khi trộn Calci acetat bão hòa trong dung môi nước với rượu thì sẽ tạo thành cồn khô dưới dạng keo Calci acetat. Kết quả trên có thể được giải thích bằng “phương pháp thay dung môi”: Khi thông số trạng thái thay đổi làm cho hóa thế cấu tử tồn tại trong môi trường phân tán trở nên lớn hơn ở trạng thái cân bằng, do đó xu hướng của quá trình sẽ diễn ra theo chiều chuyển về trạng thái cân bằng, tức là pha mới được tạo ra. Trong phương pháp này dung môi được thay thế, tức là thay đổi thành phần môi trường. Do vậy, Calci acetat bão hòa trong môi trường nước, nhưng nó trở thành quá bão hoà trong môi trường rượu – nước (Calci acetat không tan trong rượu) nên quá trình ngưng tụ sẽ xảy ra.

Trong phương pháp này cồn khô được điều chế từ 75 ml rượu Etylic (Etanol) và 10 ml Calci acetat bão hoà (được điều chế từ 3g Calci acetat và 10ml nước)17 tương ứng với tỷ lệ 7,5:1. Và từ 40ml Etanol và 10 ml Calci acetat bão hoà.

 


2. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng acid béo và kiềm

2.1 Công thức làm cồn khô:

Trong alcol nóng, acid béo được hòa tan tốt hơn và phản ứng nhanh với kiềm tạo thành một tác nhân tạo gel là xà phòng acid béo và nước.

C17H35COOH + NaOH —–> C17H35COONa +H2O

Natri stearat được tạo thành sẽ hòa tan một phần trong nước và hình thành một lớp vỏ cứng. Khi đó rượu sẽ thấm vào lớp vỏ cứng này và tạo thành cồn khô

 

2.2 – Sản phẩm

Những ưu điểm của  Sản phẩm thu được sau khi chế tạo:

 

Trong thành phần của nhiên liệu cồn khô dạng gel này cũng có thể được trộn vào một số chất mà vẫn không có ảnh hưởng bất lợi đến tính chất của sản phẩm. Các chất đó có thể là: thuốc nhuộm (như Phenolphtalein, Rose Bengal) dùng để chỉ thị hoặc để gia tăng giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm; những chất dùng để tạo màu ngọn lửa như muối Natri và muối Kali của Nitrat và Clorat, cũng như các muối của Li, Bo, Cu…Những thành phần này chỉ được sử dụng với một lượng nhỏ, thường thì sử dụng không vượt quá 1% khối lượng và thích hợp nhất là 0,5%.

 


3. Điều chế cồn khô với Cellulose:

Phương pháp điều chế cồn khô có sử dụng dẫn xuất Cellulose với một lớp ngăn chặn sự hydrat hóa.

Ở vùng pH của dung dịch nhỏ, chính các nhóm ion được ion hoá gây tác dụng qua lại làm cho mạch phân tử có phần bị co lại, nên độ nhớt cũng giảm. Khi tăng pH của dung dịch thì mạch phân tử của các chất cao phân tử điện li giãn ra do sự ion hoá tăng lên, nên độ nhớt của dung dịch cũng tăng lên. Do đó khi trộn lẫn các thành phần nước, cồn, Hydroxypropyl methyl cellulose được thực hiện bằng cách hạ thấp độ pH của hỗn hợp. Sau đó độ pH của hỗn hợp được tăng lên làm tăng độ nhớt và cồn được chuyển sang dạng gel.

(1): Trước tiên trộn 200 ml cồn với 50 ml nước.

(2): Sau đó 10g Methocel J75 MS được thêm vào, thu được dung dịch sệt có chứa nước.

(3): Đổ dung dịch sệt này vào vật chứa có chứa sẵn một lượng chất kiềm đủ để tăng pH đến 8 hoặc trên 8 (lượng Natri hydroxid) sử dụng là từ 2 đến 4 gram). Sự tạo gel sẽ lập tức xảy ra.

 

Nhiên liệu cồn khô được điều chế theo phương pháp này gồm có:

+ 10g Methocel J75 MS

+ 50g nước

+170g rượu

+ 2-4g NaOH

+ Và một lượng rất ít Alumin trihydrat được thêm vào để ngăn chặn.

 

Đặc điểm của cồn khô có sử dụng dẫn xuất Cellulose với một lớp ngăn chặn sự hydrat hóa:

 

4. Phương pháp điều chế cồn khô có sử dung nhiên liệu vô cơ

Bước 1:

  1. + Cho 72g Silic dioxid và 1,2g Calci hydroxid  vào 2 874g Etanol  và khuấy nhanh khoảng 1,5 phút.
  2. + Sau đó thêm vào 54g Hydroxypropyl cellulose và trộn đều.

Hỗn hợp này sẽ đông đặc dần cho đến khi giống như một khối gel đồng nhất (khoảng 1,5 giờ).

 

Bước 2:

  1. + Cho 6g Silic dioxid, 6g Titan dioxid và 0,1g Calci hydroxid vào 2898g
  2. + Sau đó thêm vào 90g Hydroxypropyl cellulose và trộn đều.

 

Bước 3:

  1. + Cho 6g Silic dioxid, 6g Nhôm oxid vào 1 026g Etanol.
  2. + Cho vào 84g Metylhydroxybutyl và trộn khoảng 10 phút
  3. + Sau đó thêm vào 374g nước.
  4. + Sau 20 phút cho vào thêm 1 504g Etanol sẽ thu được khối gel đồng nhất.

 

Để có cồn 100% ta phải tìm cách loại nước khỏi dung dịch cồn. Trên thị trường hiện có bán loại cồn nồng độ 90%. Để tách được nước thì đơn giản nhất là dùng phương pháp hóa học với các hóa chất sẵn có. Cách đơn giản nhất là dùng muối đồng sulfat khan (tinh thể màu trắng) để hấp thụ nước có trong cồn. Tiến hành loại nước nhiều lần để loại bỏ nước trong cồn triệt để.

Xét về nguyên lý cấu tạo, cồn khô được làm từ rượu Etylic và các phụ gia khác.  Nếu làm đúng như công thức này, cồn khô thực sự là một thứ chất đốt hữu hiệu và an toàn. Nhưng hiện nay vì mục đích kinh tế mà một số người bất chấp tới sức khỏe của người tiêu dùng trộn rượu Metylic vào để sản xuất cồn khô, do giá thành của rượu Metylic rẻ hơn rất nhiều so với rượu Etylic, và chủ yếu là cồn khô không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Vì khi đốt lên, metylic sẽ bị cháy ít nhiều, làm giảm nguy cơ độc hại với cơ thể. Phần không cháy hết bị bốc hơi mới là tác nhân chính gây hại cho cơ thể.

 


Cách sử dụng Bếp Cồn đúng cách & an toàn:

Hiện nay, trong các bữa tiệc, picnic, người ta có xu hướng dùng bếp cồn thay cho bếp gas mini vì sự tiện lợi và rẻ tiền của chúng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng bếp cồn an toàn., chính  vì vậy hãy bỏ túi những bí kíp sử dụng bếp cồn & cồn khô đúng cách & an toàn này là cách để bảo vệ bạn và chính những người thân của bạn đấy!

Bước 1. Cách chọn bếp cồn tốt

  1. – Lựa chọn bếp cồn loại tốt có chất liệu inox hay nhôm nhằm hạn chế việc bếp cồn nhanh hư hỏng, han gỉ.
  2. – Bếp cồn cần phải có cần gạt điều chỉnh mức lửa to nhỏ, khay chứa cồn đặc biệt không được bị rỉ sét hay rò rỉ.

 

Bước 2. Chọn loại cồn phù hợp

  1. – Chỉ sử dụng các loại cồn khô, cồn thạch có nhãn mác và nguồn gốc rõ ràng.
  2. – Nếu đốt cồn mà bị cay mắt thì cần ngừng sử dụng ngay và thay loại cồn khô hay cồn thạch tốt hơn.
  3. – Không nên sử dụng cồn nước (còn gọi cồn gel hay cồn mật), vì dạng nước nên rất dễ bị bắn kéo theo lửa ra bên ngoài bếp, và dễ dính lên tay hay áo quần.Hầu hết các vụ bỏng do sử dụng bếp cồn gần đây là do sử dụng cồn nước và thường xảy ra tại công đoạn châm thêm cồn.

 

Bước 3. Các bước thao tác khi sử dụng

  1. – Không được trực tiếp dùng tay cầm cồn, mà phải dùng kẹp để gắp cồn vào bếp.
  2. – Tắt lửa trước khi thêm cồn vào bếp.
  3. – Không nên châm 2 cục cồn cùng một lúc.
  4. – Bạn nên sử dụng bật lửa bếp cồn (hay còn gọi là súng bắn cồn) có đầu bắn dài sẽ tránh được lửa khi bạn châm lửa cho bếp cồn

.

 


Cách xử lý khi bị bỏng cồn?

Xử trí ra sao khi bị bỏng cồn? Nếu chẳng may bị bỏng cồn, điều đầu tiên cần làm là phải nhanh chóng tránh xa tác nhân gây bỏng, cụ thể ở đây là bếp cồn. Tiếp đó, tháo bỏ ngay những vật nằm trên vùng da bị bỏng như vòng, nhẫn, áo quần… để giảm nóng cho vết thương.

Cần giữ sạch vùng da bị bỏng để tránh bị nhiễm trùng nguy hiểm. Ngâm phần bị bỏng trong nước lạnh để hạ nhiệt cho vết thương, tuy nhiên không nên dùng nước đá để làm mát vết bỏng.

Không để vết thương tiếp xúc với dầu, mỡ, nước mắm… trên bàn ăn hay tự ý bôi những chất lạ lên vùng bỏng. Đồng thời, không làm vỡ các bọng nước nếu chúng đã hình thành, thậm chí không bóc lớp da bị bỏng ngay cả khi bị dính vào quần áo.

Nếu có sẵn đồ cấp cứu thì bạn nên dùng băng hoặc vải sạch che lên vết bỏng. Nếu vết thương nặng, bạn cần nhanh chóng chuyển đến cơ sở điều trị gần nhất.