Văn Phòng Phẩm VINACOM

【Kinh Nghiệm】Mua Đồ Bảo Hộ Phù Hợp Từng Ngành Nghề

Nhu cầu mua đồ bảo hộ lao động ngày càng được tăng cao vì ngày nay ngành công nghiệp ở Việt Nam đang phát triển cao chính vì vậy việc bảo vệ an toàn cho công nhân cũng được rất nhiều doanh nghiệp đề cao hơn so với những năm về trước. Tuy nhiên, việc mua sắm đồ bảo hộ cũng trở nên khó khăn hơn vì mỗi ngành nghề đều được trang bị mỗi loại trang phục bảo hộ khác nhau, phù hợp với tính chất công việc và môi trường. Những ngành nghề bắt buộc phải có đồ bảo hộ như ngành điện lực, cơ khí, mộc, công nghiệp nặng,hóa chất… Chính vì vậy, không phải cứ thấy đồng phục bảo hộ là mua mà phải lựa chọn theo từng ngành nghề khác nhau.

Qua bài viết này, VPP VINACOM xin gửi đến các bạn kinh nghiệm vàng trong việc chọn mua đồ bảo hộ phù hợp với từng nhu cầu ở mỗi ngành nghề khác nhau nhé!

kinh nghiệm mua đồ bảo hộ lao động phù hợp với từng ngành nghề

Tư vấn chọn mua đồ bảo hộ theo từng ngành nghề:

Mỗi ngành nghề sẽ có những loại đồ bảo hộ riêng để phân biệt, chính vì vậy sau đây là những ngành nghề tiêu biểu nhất định phải trang bị đồng phục:

1 – Đồ bảo hộ ngành điện lực:

Quần áo bảo hộ ngành điện lực, nón cách điện, kính bảo hộ lao động, ủng cách điện, găng tay cách điện, dây an toàn trên cao, guốc leo cao.

+Chất liệu: làm bằng vải sợi carbon chống tĩnh điện.

+Công dụng: bảo vệ thợ điện khỏi nguy cơ từ điện cao áp, làm nổi bật họ.

cách chọn mua quần áo bảo hộ điện lực

2 – Đồ bảo hộ ngành xây dựng:

Quần áo bảo hộ ngành xây dựng như: nón bảo hộ lao động, kính bảo hộ lao động, giày, ủng bảo hộ lao động, găng tay bảo hộ lao động, áo mưa choàng.

+Chất liệu: kaki hay pang rim.

+Công dụng: bảo vệ khỏi khói bụi và chống nắng, giảm thiểu ma sát khi tiếp xúc các vật liệu nặng và thô cứng.

kinh nghiệm chọn mua quần áo bảo hộ ngành xây dựng

3 – Đồ bảo hộ ngành cơ khí:

Ngành cơ khí thì gồm có áo jacker, quần bảo hộ lao động, nón có kính che mặt, mặt nạ phòng độc, giày, ủng cao su, ống tay hàn, găng tay da hàn dài chuyên dụng.

+Chất liệu: vải thô, vải jeans…

+Công dụng: chống cháy, bảo vệ khỏi các tia lửa điện, nhất là phần mặt của công nhân.

kinh nghiệm chọn mua quần áo bảo hộ ngành xây dựng

4 – Đồ bảo hộ ngành mộc:

Quần áo bảo hộ lao động ngành mộc, mũ lưỡi trai, kính bảo hộ lao động, giày bảo hộ lao động, găng tay cao su, găng tay vải, áo mưa choàng, ủng, mặt nạ phòng độc, đệm vai bốc vác.

+Chất liệu: vải kaki, pang rim.

+Công dụng: tạo sự thoải mái khi di chuyển, bảo vệ cơ thể khỏi những tàn dư của gỗ, giảm ma sát khi khiêng vác gỗ.

kinh nghiệm chọn mua quần áo bảo hộ ngành xây dựng

5 – Đồ bảo hộ ngành vệ sinh môi trường:

Ngành vệ sinh môi trường bao gồm: quần áo bảo hộ, áo giáp phản quang, mũ bảo hộ, bao tay vải, bao tay cao su, ủng cao su…

+Chất liệu: kaki, pang rim, Folk…

+Công dụng: làm nổi bật họ giữa đưởng phố, tránh gây tai nạn khi làm việc, giúp quá trình di chuyển và hoạt động dễ dàng và thoải mái hơn.

Người công nhân làm trong bất cứ ngành nào cũng luôn phải đối mặt với những nguy hiểm nhất định, có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, để bảo vệ tính mạng, tạo sự yên tâm và lòng tin cho công nhân, doanh nghiệp nên đầu tư vào những đồng phục bảo hộ lao động và quan tâm họ nhiều hơn.

Nếu như doanh nghiệp có ý địng đặt may đồng phục bảo hộ lao động thì có thể tham khảo 4 lưu ý khi may đồng phục bảo hộ sau đây:

 

4 lưu ý khi may đồng phục bảo hộ lao động:

Việc may đồng phục bảo hộ ở mỗi ngành nghề rất thiết thự vì những người công nhân làm việc trong ngành công nghiệp phải đối mặt với những nguy hại, hóa chất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng bất cứ lúc nào. Vì vậy, hãy bảo vệ hết mức những người công nhân ấy trước khi bước vào môi trường làm việc bằng cách may đồng phục bảo hộ theo từng ngành nghề với những thiết kế chuyên biệt, cùng những tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn bình thường với 4 tiêu chí nhất định phải ghi nhớ như sau:

1 – Chất liệu:

Tùy vào ngành nghề khác nhau mà chất liệu cũng khác nhau nhưng theo đại đa số thì vẫn hay chọn chất liệu như kaki, pang rim để chống  nắng, cách điện tốt. Vải bò, jeans, vải thô thì thường được dùng cho thợ hàn do chống cháy tốt. Chất liệu là yếu tố quan trọng chính vì thế hãy lưu ý trước khi tiến hành đặt may đồng phục bảo hộ. Nên chọn những chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, độ bền cao và có độ co giãn tương đối tốt để thuận tiện cho người mặc.

 

2 – Màu sắc:

Màu quần áo không chỉ dựa vào ý muốn của người đặt may đồng phục bảo hộ mà còn dựa vào đặc tính và môi trường làm việc của người công nhân.

+ Màu nổi bật (cam, vàng): các nghề thường được trang bị đồng phục với màu cam là thợ điện, công nhân vệ sinh môi trường. Với ý nghĩa là cảnh báo sự nguy hiểm và làm nổi bật họ giữa đường xá đông đúc. Công nhân vệ sinh thường được trang bị thêm áo phản quang (nhất là vào buối tối) để tránh tối đa những va chạm đáng tiếc có thể xảy đến bất cứ lúc nào trong quá trình làm việc.

+ Màu nhẹ nhàng (xanh dương, xám): màu sắc này thường được trang bị cho người làm trong ngành công nghiệp nhẹ (hóa chất, dệt may,…), xây dựng, thợ mộc để tạo nên cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái cho người mặc và những người xung quanh.

 

3 – Kiểu dáng:

trong ngành công nghiệp, công nhân phải vận động nhiều, đối mặt với những hóa chất và khí thải độc hại nên trang phục của họ phải được thiết kế theo kiểu dáng vừa phải (không quá ôm cũng không quá rộng và lượm thượm), tạo cảm giác thoải mái, dễ dàng trong di chuyển.

 

4 – Giá:

Giá cả là yếu tố cuối cùng sau khi xem xét các yếu tố về chất lượng. Bạn nên tham khảo các cơ sở may đồng phục khác nhau trước khi quyết định để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bạn vẫn nên uy tiên yếu tố chất liệu và chất lượng, không nên vì giá rẻ mà bỏ qua sự an toàn của công nhân. Một lưu ý nhỏ dành cho bạn là nên chọn những cơ sở sản xuất trực tiếp đồng phục và tự phân phối hơn là chọn những nhà phân phối lại.

 

Trên đây là tổng hợp bài viết chia sẻ kinh nghiệm chọn mua đồ bảo hộ phù hợp với từng ngành nghề do vppvinacom.vn cung cấp. Hi vọng bài viết ý nghĩa đối với bạn.