mẫu sổ quỹ tiền mặt theo thông tư 133

Mẫu Sổ Quỹ Tiền Mặt Theo Thông Tư 133 & 200

Mẫu Sổ Quỹ Tiền Mặt Theo Thông Tư 133&200

Sổ quỹ tiền mặt là gì?

Sổ quỹ tiền mặt là loại sổ dùng cho thủ quỹ (hoặc kế toán tiền mặt) mỗi loại quỹ dùng một sổ hoặc một số trang sổ để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt bằng tiền Việt Nam của đơn vị.

Trên sổ có ghi:

  • – Tên đơn vị
  • – Tên sổ ( Sổ quỹ tiền mặt)
  • – Năm tài chính, kỳ kế toán
  • – Ngày/ tháng/ năm mở sổ
  • – Đánh số thứ tự trang ( từ 01 đến n trang)
  • – Chữ ký: Người ghi sổ ( Thủ quỹ), Người kiểm soát ( KT Thanh toán, KT Trưởng) và Giám đốc Doanh nghiệp
  • – Đóng dấu giáp lai từng trang.

 

Mục đích:

  • – Ghi chép, theo dõi các khoản phát sinh Thu- Chi tiền mặt

 

Định kỳ đối chiếu số liệu giữa:

  • + Tiền tồn quỹ trên sổ với Tiền tồn quỹ thực tế ( Két sắt)
  • + Số liệu trên sổ quỹ tiền mặt với số liệu trên Phần mềm kt ( nếu có).

 

Trong bài viết này, vppvinacom sẽ chia sẻ đến các bạn mẫu sổ quỹ tiền mặt theo thông tư 133 & 200 trên Excel theo mẫu mới nhất.

Xem nhanh bài viết:

 

MẪU SỔ QUỸ TIỀN MẶT  THEO THÔNG TƯ 133 & 200 TRÊN EXCEL:

Sổ quỹ tiền mặt là sổ được thủ quỹ và kế toán sử dụng để phản ánh tình hình thu, chi quỹ tiền mặt của đơn vị theo các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

– Mục đích của Sổ quỹ tiền mặt là:

  • Thủ quỹ nắm được tình hình biến động tăng, giảm của tiền mặt thông qua việc theo dõi, ghi chép các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt
  • Định kỳ, dễ dàng đối chiếu số liệu giữa số tiền thực tế trong quỹ và số tiền trên số; số tiền trên sổ và số tiền trên các phần mềm kế toán

– Căn cứ để ghi Sổ quỹ tiền mặt là các Phiếu thu, phiếu chi của đơn vị.

Mẫu Sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 133:

mẫu sổ quỹ tiền mặt theo thông tư 133
mẫu sổ quỹ tiền mặt theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Mẫu Sổ quỹ tiền mặt theo Thông tư 200:

mẫu sổ quỹ tiền mặt theo thông tư 200
mẫu sổ quỹ tiền mặt theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Để lập được mẫu Sổ quỹ tiền mặt như trên, các bạn thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

  • Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên, địa chỉ của đơn vị, bộ phận hoặc đóng dấu đơn vị
  • Mẫu chứng từ:
    Sử dụng trong Textbox (Insert -> Textbox) để tạo box, ghi rõ mẫu chứng từ kèm theo các thông tin cơ bản khác (đã có mẫu). Sử dụng Textbox giúp dễ dàng di chuyển box mà không bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi độ rộng của các cột
  • Loại quỹ: Ghi rõ loại quỹ tiền mặt
  • Cột A: Ghi rõ ngày, tháng ghi sổ
  • Cột B: Ghi rõ ngày, tháng của Phiếu thu, Phiếu chi
  • Số hiệu chứng từ: Ghi rõ số hiệu chứng từ của Phiếu thu, phiếu chi

Lưu ý: Ghi số hiệu liên tục, từ nhỏ tới lớn

  • Cột E: Diễn giải, ghi ngắn gọn nội dung của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của Phiếu thu, Phiếu chi
  • Cột 1: Số tiền nhập quỹ
  • Cột 2: Số tiền xuất quỹ
  • Cột 3: Số tiền tồn trong quỹ cuối ngày

Lưu ý: Số tiền này phải đúng bằng số tiền mặt hiện có trong quỹ

  • Cột G: Định kỳ kế toán, đối chiếu giữa “Sổ quỹ tiền mặt” và “Sổ kế toán chi tiết tiền mặt” , sau đó xác nhận vào cột G
  • Sổ này có … trang, đánh số từ trang 01 tới trang …: Ghi rõ tổng số trang của sổ
  • Ngày mở sổ: Ghi rõ ngày, tháng mở sổ
  • Ngày … tháng … năm …: Ngày, tháng, năm những người liên qua ký vào sổ
  • Họ và tên, chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng, người đại diện theo pháp luật.

 

NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TIỀN MẶT:

A) Nghiệp vụ Thu – Chi Tiền Mặt:

⫸ Mọi khoản thu chi phát sinh phải được thực hiện trong quy định công ty, quỹ tiềm mặt và có chứng từ .

⫸ Khi nhận được Phiếu Thu , Phiếu Chi ( do Kế Toán lập ) kèm theo chứng từ gốc , Thủ Qũy phải:

  1. Kiểm tra số tiền trên Phiếu Thu , Phiếu Chi với chứng từ gốc
  2. Kiểm tra nội dung ghi trên Phiếu Thu , Phiếu Chi có phù hợp với chứng từ gốc
  3. Kiểm tra ngày , tháng lập Phiếu Thu – Phiếu Chi và Chữ ký của người có thẩm quyền.
  4. Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuất quỹ tiền mặt.
  5. Cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào Phiếu Thu hoặc Chi .
  6. Thủ quỹ ký vào Phiếu Thu hoặc Chi và giao cho khách hàng 1 liên
  7. Sau đó Thủ Quỹ căn cứ vào Phiếu Thu hoặc Chi ghi vào Sổ Quỹ ( viết tay )
  8. Cuối cùng , Thủ Quỹ chuyển giao liên còn lại của Phiếu Thu hoặc Chi cho Kế Toán.

 

B) Quản lý Quỹ tiền mặt:

  • Tiền mặt tồn quỹ phải được lưu giữ tại két , không được để ở nhiều nơi hoặc mang ra khỏi cơ sở . Không được để tiền của cá nhân vào trong két
  • Tiền mặt tồn quỹ phải được sắp xếp theo loại giấy bạc và được kiểm lại cuối ngày
  • Hằng ngày , Kế Toán cùng kiểm kê quỹ tiền mặt và đối chiếu sổ sách , ký vào sổ Quỹ ( viết tay và bản in )
  • Khóa Sổ và niêm két trước khi ra về.

 

HƯỚNG DẪN LẬP SỔ QUỸ TIỀN MẶT:

A) Mở Sổ :

  • Sổ viết tay (của Cục Thống Kê ) ghi đầy đủ nội dung ở trang đầu , đánh số trang do Thủ Quỹ thực hiện.

 

B) Ghi chép ( đối với Sổ viết tay ):

  • Không được sử dụng bút mực đỏ để ghi chép trong Sổ Quỹ
  • Nếu ghi chép sai , dùng thước kẻ gạch bỏ phần sai và ghi lại vào dòng kế tiếp
  • Không ghi chồng lên phần gạch bỏ
  • Căn cứ vào Phiếu Thu – Chi , Phiếu tạm ứng để ghi vào các cột tương ứng trong Sổ Quỹ
  • Phiếu Thu – Chi , Phiếu Tạm ứng phải theo đúng thứ tự số phiếu phát sinh
  • Cuối trang cộng trang ở cột thu và chi nơi dòng quy định
  • Cuối ngày , khóa sổ và cộng ngày ở cột Thu – Chi và Tồn quỹ
  • Ghi thành tiền bằng chữ và Kế toán cùng Thủ Quỹ ký tên.

 

C) Lưu giữ và luân chuyển :

  • Thủ Quỹ thực hiện và lưu giữ để quản lý tiền mặt thực tế phát sinh tăng giảm và thực tồn

 

Trong quá trình tạo và sử dụng Sổ nhật ký chi tiền, các bạn cần chú ý những điểm sau:

LƯU Ý:

– Khi hết trang, các bạn cần cộng số lũy kế của trang để chuyển sang trang sau.

– Ở đầu trang, cần ghi cộng số trang trước chuyển sang.

 

Download mẫu sổ quỹ tiền mặt bằng excel:

Nếu các bạn cần download mẫu sổ quỹ tiền mặt bằng excel thì hãy điền thông tin vào form mẫu dưới đây:

*** Note: ghi chú cần loại phiếu gì trong phần ghi chú!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vppvinacom.vn - Khuyến mãi tặng gel rửa tay khô lifebuoy 55ml chung tay phòng chống lây nhiễm virus corona Bỏ qua

Hotline: (028)35.368.668